Chiến lược Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ

Chiến binh Mông Cổ trên một bức tranh Ba Tư

Chiến lược của quân đội Mông Cổ dựa trên khả năng tổ chức tốt, hoạt động ngoại giao và di chuyển tốc độ nhanh, giúp cho quân Mông Cổ có dễ dàng chia cắt lực lượng của đối thủ và tấn công liên tục họ.

Trước cuộc tấn công, quân Mông Cổ gửi người thám thính để nắm bắt tình hình đối thủ gồm khoảng 2-3 người.

Trước khi bắt đầu tấn công, Hốt lý lặc thai được triệu tập, có sự tham gia của các vị tướng cao nhất. Tại đó, họ nhận được lệnh từ hãn, người lãnh đạo cao nhất quân đội trong thời gian chiến tranh, sau đó các vị tướng có thể hành động tương đối độc lập, họ rất thích thái độ tự tin của hãn. Các lính thám thính và gián điệp đến doanh trại của kẻ thù ngay sau các cuộc thảo luận tỉ mỉ về chiến dịch sắp tới. Hàng loạt gián điệp đội lốt thương nhân đã cung cấp cho bộ chỉ huy Mông Cổ thông tin về tất cả những nơi phòng bị yếu, dễ bị tổn thương của quân đối phương, họ cũng thông báo cẩn thận cho tướng lĩnh Mông Cổ về tình hình chính trị trong khu vực sẽ diễn ra cuộc giao tranh. Người Mông Cổ thường gieo rắc bất hòa và mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, lan truyền tin đồn khống về quân số khổng lồ và sự bất khả chiến bại của quân Mông Cổ. Người Mông Cổ cũng hứa sẽ đảm bảo an toàn cho kẻ thù nếu họ đầu hàng mà không chiến đấu.[5] Ở Kurultai, việc huy động bao nhiêu quân cũng được mang ra thảo luận, dự kiến về quân số sẽ gửi đến từng chiến dịch xâm lược sắp diễn ra. Người Mông Cổ cẩn thận chọn thời điểm trong năm để tấn công kẻ thù. Cuộc tấn công vào Nga đã được lên kế hoạch vào mùa đông năm 1237-1238, vì các con sông đóng băng tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của kỵ binh Mông Cổ và phục vụ như tuyến đường hậu cần.[11][lower-alpha 3] Lợi thế chiến lược của quân đội Mông Cổ là tốc độ di chuyển nhanh, vì mỗi chiến binh Mông Cổ có 3-5 con ngựa. Trong những lần di chuyển, người Mông Cổ sử dụng túi da để đặt quần áo và các tài sản khác vào đó. Nhờ đó mà người Mông Cổ nhanh chóng vượt qua những con sông lớn.

Quân đội Mông Cổ hành quân (tái hiện hiện đại)

Trong chiến dịch tấn công, người Mông Cổ phân chia quân đội của họ thành nhiều phân đội lớn, các nguồn hậu cần đi kèm cần thiết để nuôi sống họ, cũng như để chiếm được chiến lợi phẩm tối đa. Vài ngày trước giao chiến, các toán lính nhỏ tiên phong di động tiếp cận quân địch, họ cung cấp cho tướng lĩnh Mông Cổ thông tin về vị trí và sức mạnh của quân địch. Nếu có một đội quân địch đông đảo ở phía trước quân Mông Cổ, thì các tướng sẽ tránh giao chiến trong 1-2 ngày, hạn chế việc cướp bóc những vùng xung quanh. Nếu không thể di chuyển vòng quanh quân thù, quân Mông Cổ rút lui sau đó mới quay lại. Thường họ đóng quân ở một địa điểm an toàn, chờ kẻ thù di chuyển và phân tách các cánh quân. Người Mông Cổ chớp cơ hội nhanh chóng hội quân của họ và tấn công kẻ thù, sử dụng yếu tố bất ngờ, và họ đã mau chóng chiếm được các thành trì thật nhanh khi quân thù không thể kịp quay về hỗ trợ quân thủ thành bị bao vây. Để đánh bại quân đội kẻ thù tại các tuyến phòng thủ nhất định (như một thành trì pháo đài, một doanh trại dã chiến kiên cố) hoặc tạm thời cắt đứt quân đội một trong những lực lượng của liên minh thù địch khỏi cuộc chiến, người Mông Cổ tiến hành đàm phán với kẻ thù, bao gồm nhờ các đại diện của giới quý tộc địa phương. Mua chuộc kẻ thù cũng là một phương pháp thường được sử dụng. Một trong những nguyên tắc chính của chiến lược quân sự Mông Cổ là truy đuổi kẻ thù bị đánh bại cho đến khi đối thủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Đơn vị tumen là đơn vị phân tách của Mông Cổ chia ra tác chiến nhiều nơi, tiếp tục tấn công đất nước đối thủ. Để đảm bảo sự thống trị vô điều kiện trong tất cả các vùng họ tấn công, quân Mông Cổ cố gắng tiêu diệt toàn bộ lực lượng vũ trang của kẻ thù, làm suy yếu khả năng phục hồi, quân Mông Cổ tấn công vào các trung tâm thủ công nghiệp, bắt giữ chủ và thợ thủ công, đưa họ về Mông Cổ. Cách hủy hoại này lặp đi lặp lại trên lãnh thổ đối phương cũng như các chư hầu của nước đối thủ.

Các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá khác nhau, đôi khi trái ngược về cách chiến đấu của các quân đội đối thủ của người Mông Cổ. Nhiều phương pháp chiến đấu chống lại bị xem là sai lầm. Ví dụ, sai lầm của vua Muhammad II của Khwarezm là ông đã phân tán quân đội của mình trên khắp các thành trì, không cho quân Mông Cổ một trận chiến quyết định, ông đã bỏ lỡ cơ hội trong khi các thành trì đã đánh lạc hướng các bộ phận của quân đội Mông Cổ tới vài tháng. Đồng thời, việc rút quân trong các trận đánh dã chiến với quân Mông Cổ thường được coi là sai lầm của các tướng lĩnh châu Âu, vì chiến thắng trên thực địa đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại sự cai trị của Mông Cổ (như Trận sông Sinyukha, Trận Kulikovo).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ http://www.erlib.com/%D0%90%D0%BB%D0%B5%D0%BA%D1%8... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=Dere... http://www.kulichki.com/~gumilev/HD/hd110a.htm#hd1... http://annales.info/step/dolbe/stephors.htm http://www.logovo.info/main.mhtml?Part=8&PubID=304 http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/Ungarn/XII... http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/mongol.htm... http://www.vostlit.info/Texts/rus/Zidan/frame2.htm http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_2/k... http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_4/f...